Bạn có bao giờ nhận thấy những vết bầm tím sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian? Hiểu về nguyên do gây ra và bản chất của chúng để có cách xử lí chúng nhanh nhất nhé
Vết bầm tím hình thành như thế nào?
Vết bầm tím là kết quả hình thành của một cú va đập mạnh vào da khiến mao mạch hoặc các mạch máu nhỏ gần bề mặt da của bạn bị vỡ. Các mao mạch bị vỡ khiến máu rò rỉ trong các mô xung quay gây ra sự đau đớn và đổi màu dưới da của bạn. Khi vết bầm tím lành lại, cơ thể bạn sẽ hấp thụ lại máu bị rò rỉ, chính vì thế màu sắc của vết bầm sẽ thay đổi.
Các giai đoạn và màu sắc của vết bầm tím
Vết bầm tím thường kéo dài hai đến ba tuần. Một số vế bầm tím sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và vị trí va đập. Một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là tứ chi như cánh tau và chân, vết bầm tím có thể chậm lành hơn.
Màu hồng và đỏ
Ngay sau cú va đập, chẳng hạn như đập ống chân hoặc cánh tay của bạn trên cánh cửa, làn da bầm tím của bạn sẽ trông hơi hồng hoặc đot. Bạn có thể thấy khu vực xung quanh vết bầm cũng bị sưng và đau khi chạm vào.
Màu xanh và tím đậm
Trong khoảng hơn một ngày, vết bầm sẽ chuyển sang màu xanh hoặc tím. Nguyên do từ việc nguồn cung cấp oxy thấp và bị sưng tại vị trí bầm tím đó. Huyết sắc tố từ màu đỏ bắt đầu thay đổi dần dần sang màu xanh. Sự chuyển màu tối dần này kéo dài đến ngày thứ 5 sau chấn thương
Màu xanh nhạt
Vào ngày thứ 6, vết bầm tím sẽ bắt đầu xuất hiện màu xanh lục. Đây là dấu hiệu của hemoglobin bị phá vỡ và vết thương đang hồi phục dần.
Màu vàng và nâu
Sau 1 tuần từ thời điểm bị thương, vết bầm tím chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tái hấp thu của cơ thể. Màu sắc vết bầm sẽ chậm biến chuyển hơn trong giai đoạn này cho đến khi hoàn toàn biến mất.
Dấu hiệu của vết bầm tím nguy hiểm
Trong một số trường hợp, những vết bầm tím trở nên nghiêm trọng và không đi đúng theo quy trình hồi phục theo màu sắc. Một vết bầm khi chạm vào bị tăng kích thước, sưng lên hoặc trở nên đau đớn hơn có thể là dấu hiệu cho thấy sự hình thành của khối máu tụ.
Một trường hợp khác, hiếm gặp hơn đối với vết bầm tím đó là hiện tượng hoá thạch dị hợp tử. Điều này xảy ra khi cơ thể tích tụ cặn canxi xung quanh vị trí chấn thương của bạn. Hoá thạch dị hợp tử làm cho vết bầm tím trở nên “cứng” hơn khi chạm vào và bác sĩ sẽ phaỉ chẩn đoán bằng X-quang
Ngoài ra với những trường hợp dưới đây, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra: thường xuyên bị bầm tím hoặc vết bầm tự nhiên xuất hiện khi bạn không hề bị va đập; bạn cảm thấy đau khi di chuyển khớp gần vết bầm; vết bầm tím ở gần mắt; vết bầm có dấu hiệu nhễm trùng như những vệt đỏ, tiết dịch hoặc bạn bị sốt.
Xử lí vết bầm tím nhanh tại nhà
Cách tốt nhất là bạn nên đề phòng và ngăn ngừa những va đập để tránh gây ra những chấn thương cho cơ thể. Nếu bị thương, bạn có thể xử lý nhanh bằng những cách sau:
- Sử dụng túi nước đá hoặc nén lạnh chườm lên vết bầm giúp chống viêm và giảm sưng. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm lượng máu chảy đến khi vực này và giảm thiểu lượng máu rò rỉ ra các mô xung quanh
- Nâng cao khu vực bị bầm tím để trọng lực đang hoạt động giúp máu không chảy ra ngoài khu vực chấn thương
- Cố gắng nghỉ ngơi ngay tại khu vực vừa bị thương nếu có thể
- Sử dụng một số loại thực phẩm hỗ trợ làm giảm đau, tiêu sưng, ngừa sự hình thành khối máu tụ.
Vết bầm tím hình thành như thế nào?
CÁC TIN KHÁC