Vết bầm tím xảy ra khi một chấn thương phá vỡ các mạch máu dưới da của bạn. Ngoài việc xuất hiện ngay dưới bề mặt da, vết bầm tím cũng có thể phát triển trong các mô sâu hơn của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị của loại vết thương này
Các triệu chứng của bầm tím bên trong
Bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng bị thương, bầm tím dưới da của vị trí bị thương. Phạm vi chuyển động hạn chế ở các khớp xung quanh (bầm tím cơ bắp), khối máu tụ, một vùng máu tập trung xung quanh vị trí bị thương, máu trong nước tiểu (bầm tím thận). Các trường hợp nghiêm trọng hơn, bầm tím bên trong sẽ có các biểu hiện:
- Sốt 30 độ C
- Đau, tê hoặc yếu ở một hoặc cả hai chân (bầm tím lưng)
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Mạch đập nhanh
- Da nhợt nhạt, hô hấp yếu
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Nguyên nhân gây ra bầm tím bên trong
Bầm tím bên trong có thể xảy ra theo nhiều cách, điển hình là do tai nạn hoặc một loại chấn thương.
Chân
Bầm tím ở chân là rất phổ biến ở những người chơi thể thao. Va đập trực tiếp hoặc ngã thường gây ra thương tích. Khi chấn thương xảy ra, các cơ bắp chân của bạn bị nén và bị vỡ các mạch máu bên trong do ngoại lực. Bầm tím ở chân thường xảy ra ở cơ tứ đầu phía trước đùi của bạn, một khu vực dễ bị chấn thương nhất.
Dạ dày hoặc bụng
Bầm tím ở dạ dày hoặc vùng bụng của bạn thường được gây ra bởi:
- Va đập trực tiếp vào vùng bụng
- Một cú ngã mà khi chạm đất vùng bụng bị tiếp xúc mạnh nhất
- Chấn thương khiến các mạch máu trong mô bị ảnh hưởng và vỡ ra dẫn đến bầm tím bên trong.
Lưng hoặc tủy sống
Tương tự như vết bầm tím của dạ dày hoặc vùng bụng, vết bầm tím ở lưng hoặc tủy sống có thể xảy ra trong trường hợp bị ngã, tai nạn hoặc chấn thương. Bầm tím thường xảy ra khi một vùng lưng bị chèn ép do tai nạn hoặc va đập.
Đầu và não
Bầm tím trong não có thể xảy ra do một cú đánh vào đầu hoặc chấn thương roi vọt, tai nạn. Khi não bị chấn thương do va đập, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hộp sọ và gây ra một vết bầm khác, được gọi là contrecoup.
Điều trị bầm tím bên trong
Điều trị cho vết bầm tím bên tùy thuộc vào cả vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím.
Chân
Điều trị bầm tím ở chân bao gồm các phương pháp sau:
- Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh
- Chườm đá vào vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 30 phút mỗi lần.
- Sử dụng một bọc mềm, chẳng hạn như băng dán để nén vùng bị thương.
- Nâng vùng bị thương cao hơn tim.
- Trong trường hợp vết bầm tím nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải dùng nạng để hỗ trợ cho đến khi vết thương hồi phục. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng thuốc để giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen (Advil). Tránh áp dụng nhiệt và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng.
Trước khi bạn hoạt động lại được như bình thường, bạn sẽ cần thời gian vài tuần để phục hồi chức năng bộ phận bị bầm tím trong do chấn thương gây ra
Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các bài tập làm quen, tăng độ linh hoạt và cử tạ để giúp bạn lấy lại sức mạnh và sức bền.
Vùng dạ dày hoặc bụng
Điều trị cho vết bầm tím trong ở vùng bụng phụ thuộc vào cả vị trí và mức độ tổn thương. Trong một số trường hợp, tình trạng của cơ thể sẽ cần được theo dõi trong bệnh viện. Điều trị có thể bao gồm:
- Tránh các hoạt động gắng sức hoặc nghỉ ngơi tại giường
- Dùng thuốc để kiểm soát cơn đau theo chỉ định của bác sĩ
- Truyền dịch tĩnh mạch (IV)
- Xét nghiệm thêm chấn thương hoặc mất máu, truyền máu
- Phẫu thuật để rút chất lỏng dư thừa trong bụng hoặc để tìm và ngăn chặn nguồn chảy máu
Lưng hoặc tủy sống
Đối với vết bầm tím trong ở lưng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, tránh các hoạt động vất vả hoặc nâng bất cứ thứ gì nặng nề. Bác sĩ có thể đề nghị băng nén vào vị trí chấn thương. Điều này sẽ giúp giảm đau và sưng. Đối với tuỷ sống thì phức tạp hơn. Bác sĩ điều trị cần phải tái tạo lại các mô tuỷ sống bị tổn thương, phẫu thuật để ổn định vùng bị thương và giảm áp lực.
Đầu và não
Tương tự như nhiều trường hợp bầm tím bên trong, điều trị cho vết bầm tím ở đầu và não phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Điều trị có thể bao gồm:
- Chườm đá vào chỗ bị thương
- Nghỉ ngơi, theo dõi tăng áp lực trong hộp sọ tại bệnh viện
- Hỗ trợ thở, chẳng hạn như đặt máy thở
- Phẫu thuật để giảm áp lực lên não